Tết Hàn thực vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng lễ Hàn thực.
Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.
Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.
Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.
Tết Hàn thực bắt nguồn từ truyền thuyết ở Trung Quốc nhưng khi vào Việt Nam ngày này lại có ý nghĩa tâm linh khác biệt, có những thay đổi nhất định để phù hợp với văn hóa Việt.
Tết Hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay thể hiện nét đặc trưng trong phong cách sống của người Việt. Người Việt Nam trong ngày này không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Không như Trung Quốc, Tết Hàn thực ở Việt Nam không dùng để tưởng nhớ đến hiền sĩ Giới Tử Thôi, Tết người Việt sẽ hướng tới nguồn cội cũng như nhớ đến công lao của những người đã khuất.
Sau đây là môt jvaif hình ảnh của cô và các bạn lớp D4 trong ngày lễ Hàn Thực
Cô giới thiệu các nguyên vật liệu cần để nặn bánh Trôi
Các bạn cùng quan sát cô làm mẫu nhé
Cô Ly hướng dẫn bạn Bắp nặn bánh Trôi
Bạn Mỡ rất khéo tay
Bạn Gấu Bông rất nhẹ nhàng khi nặn bánh
Bạn Tít rất ngạc nhiên khi mình nặn được chiếc bánh nhỏ xíu tròn vo như thế này
Bạn Nem rất vui khi được tham gia vào hoạt động trải nghiệm nặn bánh Trôi